Quy mô của đợt bùng phát Thông tin sai lệch về COVID-19

Ngày 24 tháng 1, một video lan truyền trên mạng cho thấy một y tá tại tỉnh Hồ Bắc mô tả thực trạng tại Vũ Hán tồi tệ hơn nhiều so với những gì quan chức Trung Quốc báo cáo, khẳng định rằng hơn 90.000 người đã bị nhiễm virus tính riêng tại Trung Quốc.[37] Đoạn video thu hút hàng triệu lượt xem trên nhiều nền tảng mạng xã hội và được nhắc đến trong nhiều báo trên mạng. Tuy nhiên, BBC nói rằng trái với phụ đề tiếng Anh trong một phiên bản của video, người phụ nữ không nói rằng mình là một y tá hay bác sĩ và bộ đồ cũng như khẩu trang của cô không khớp với đồng phục của nhân viên y tế ở Hồ Bắc.[1] Khẳng định của video rằng có 90.000 ca nhiễm được cho là "vô căn cứ".[1][37]

Các lãnh đạo Tin Lành Frank Amedia (cựu cố vấn chiến dịch tranh cử) và Stephen Strang (CEO của Charisma) đã truyền bá suy nghĩ rằng số ca tử vong thật sự lên đến hàng chục ngàn thay vì con số chính thức. Thông tin này được cho là xuất phát từ tín đồ Cơ Đốc giáo Trung Quốc, những người đã khẳng định "hàng đàn" người đang được chữa trị bằng biện pháp siêu nhiên trong các nhà thờ tại gia. Amedia cũng lặp lại khẳng định nói trên về việc con virus được tạo ra làm vũ khí sinh học.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thông tin sai lệch về COVID-19 //doi.org/10.1016%2Fs0140-6736(20)30418-9 //www.worldcat.org/issn/0140-6736 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.news.com.au/lifestyle/food/food-warnin... https://www.cbc.ca/news/canada/manitoba/china-coro... https://factcheck.afp.com/black-people-arent-more-... https://factcheck.afp.com/medical-doctors-challeng... https://www.aljazeera.com/amp/news/2020/02/dispell... https://www.bbc.com/news/blogs-trending-51271037 https://www.bbc.com/zhongwen/simp/chinese-news-513...